Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 24-12-2012, 09:21 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định CÔNG TY DU LỊCH XỨ ĐÀ- (dacotours.com)

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

CÔNG TY DU LỊCH XỨ ĐÀ- (dacotours.com)
225 Nguyễn Văn Thoại – Phước Mỹ - Q. Sơn Trà – Tp Đà Nẵng
Chuyên phục vụ các tour du lịch trong nước như:

Du lịch Cù Lao Chàm với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng nó được ví như một "hòn ngọc chưa được gọt giũa", Cù lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ và những người dân hiền hòa, thân thiện Nằm cách Hội An chưa tới 20 km về phía đông, Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp (Hội An, Quảng Nam) gồm 8 đảo, lớn nhất là Hòn Lao, tổng diện tích 15 km2. Hòn Lao cũng là nơi có cư dân tập trung sinh sống chủ yếu. Hiện nay, Cù Lao Chàm trở thành khu bảo tồn biển thí điểm thứ hai trong cả nước (sau Hòn Mun, Nha Trang), Cù Lao Chàm được đánh giá là một hòn ngọc với cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái quan trọng và có sự nổi bật về đa dạng sinh học: rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô được bảo tồn, thảm cỏ biển, rong biển và nhiều loài thủy sản có giá trị …[/i]


Du lich Da Nang Với những bãi biển cát trắng trãi dài gần như cả một vùng Đà Nẵng, đến với Đà Nẵng quý khách sẽ được đi tắm biển và ra đão Sơn Trà ngắm san hô. với dòng nước xanh biết một màu trải dài rất là tuyệt diệu.



Bãi biển du lịch Đà Nẵng
Du lich Hoi An Bước chân vàokhu phố cổ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chảy và sức phá huỷ của thời gian. Không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng có những thương hiệu rực rỡ đèn màu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa.Cầu chùa, dãy nhà cổ [/b]hai tầng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Ðông, Phúc Kiến... đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về một thời quá khứ. Ðặc biệt, khu phố cổ mạng một vẻ lãng mạng, sâu lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng.



Du lich Ba Na Hillđược mệnh danh là Sapa của miền Trung với [/i]k[/i]hí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng 18ºC, Bà Nà – Núi Chúa là khu du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng lý tưởng ở miền Trung. Du khách đến khu du lịch Bà Nà [/i]không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, xanh, sạch đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Ở Bà Nà một ngày có 4 mùa riêng biệt: buổi sáng tiết xuân, buổi trưa vào hạ, buổi chiều se se sang thu và đêm về lạnh giá như giữa đông.


Bà Nà cáp treo
Nếu bạn có dịp đi đâu ghé về Miền Trung, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí và có giá tốt nhất:

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT TOUR

Hotline: Võ Kim Trường 0914 136 151
Võ Tấn Ninh 0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 24-12-2012, 09:38 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định Bao giờ du lịch Việt mới chuyên nghiệp trong quảng bá?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vài ngày qua, cư dân mạng xôn xao và ngỡ ngàng khi xem clip quảng bá về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam ở các địa danh như thành phố biển Nha Trang, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Hội An... Điều đáng nói ở đây là các clip này do một công ty lữ hành Hàn Quốc thực hiện.

http://www.vietnamplus.vn/avatar.asp...17215175930000

Bãi biển Nha Trang. (Ảnh cắt từ clip quảng bá điểm đến Việt Nam của công ty Hàn Quốc)

Nhiều bạn trẻ tỏ ra ngạc nhiên và thích thú trước vẻ đẹp vừa như lạ mà rất đỗi quen thuộc lần lượt hiện ra trong gần ba phút quảng cáo của clip. Này là bãi biển ngăn ngắt vỗ sóng nối bờ cát trắng dài miên man dưới bầu trời trong xanh rộng lớn của Nha Trang. Này là Hội An lung linh, trầm mặc trong hàng vạn ánh đèn lồng đỏ treo cao. Huế lại hiện ra đầy cổ kính với câu chuyện về một triều đại đã xa…
Không phải là những cô gái Việt đội nón lá mặc áo dài giới thiệu về các thắng cảnh mà là hai thiếu nữ Hàn Quốc cùng đạp xe tìm hiểu các địa danh ở thành phố biển Nha Trang như chùa Long Sơn, tháp Bà Ponagar, đảo Hòn Tằm... Hai cô gái không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng đã dẫn dắt người xem thưởng lãm những vẻ đẹp đặc sắc nhất của đất nước hình chữ “S.”
Lần lượt ở mỗi địa danh, hai cô gái khám phá cuộc sống của ngư dân, thưởng thức ẩm thực miền biển, thư giãn tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp, chơi thể thao...
Mừng vì được nhìn hình ảnh Việt Nam đẹp lung linh qua cách dựng chuyên nghiệp và quảng bá điểm đến của một công ty lữ hành nước bạn, nhưng lại chạnh lòng, tại sao ở tầm quốc gia mà chúng ta vẫn chưa thể làm được một clip quảng bá hấp dẫn như thế.
Trao đổi về băn khoăn này, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng cục Việt Nam Hoàng Thị Điệp thừa nhận, hiện du lịch Việt Nam mới chỉ làm được hai clip, một là clip chung cho du lịch Việt Nam và hai là clip chuyên để đi quảng bá, xúc tiến với thị trường nước ngoài. Lý do duy nhất mà bà Điệp đưa ra là vì “nguồn kinh phí quá hạn hẹp.”
Bà Điệp cũng khẳng định, Tổng Cục xác định trong thời gian tới sẽ tiến hành xúc tiến, quảng bá ở tám thị trường trọng điểm, là các nước ở vùng Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), các nước trong khu vực Đông Nam Á, thị trường châu Âu, thị trường mới tiến tới sẽ là Trung Đông và Ấn Độ.
Thế nhưng chúng ta sẽ mang gì đi để quảng bá, và đến bao giờ ngành du lịch Việt mới có thể chuyên nghiệp được, khi đến ngay trong các chuyến đi quảng bá, xúc tiến ở nước ngoài, Tổng Cục Du lịch cũng chưa thể mang theo một clip cho đúng nghĩa quảng bá, mà chỉ trông chờ vào các doanh nghiệp du lịch “hộ tống” mang theo những clip giới thiệu ở dạng “cây nhà lá vườn!”/.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 25-12-2012, 11:59 AM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định Du lịch có trách nhiệm

“Đây là loại hình không còn xa lạ với các nước phương Tây, song tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, loại hình du lịch này vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu”, ông Kai Partale, chuyên gia Dự án Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ, đã cho biết như vậy.






Du lịch có trách nhiệm được hiểu là trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường trong tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch, từ hoạch định chính sách đến quy hoạch, khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm, tổ chức kinh doanh và phục vụ khách du lịch. Phát triển loại hình du lịch này sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân địa phương và tăng thu nhập cho các cộng đồng dân cư, cải thiện điều kiện làm việc và khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quyết định những vấn đề ảnh hưởng tới sinh kế của họ, từ đó tác động đến ý thức cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, gìn giữ các di sản tự nhiên và văn hóa.


Tại Đà Nẵng, du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trường và xã hội đang là một hướng đi mới mẻ. Vì vậy, các nhà làm du lịch và chính quyền địa phương cũng đang từng bước tiếp cận với loại hình này. Thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành, du lịch tại Đà Nẵng cũng đã đưa vào chương trình những tour như đi bộ, đi xe đạp, xích lô… kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường và nhận được sự hưởng ứng cao từ cộng đồng dân cư và du khách. Hay các tour ngắm voọc, câu cá, lặn ngắm san hô được Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch đà nẵng xây dựng và chuẩn bị đưa vào khai thác cũng góp phần giúp du khách ý thức hơn trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn môi trường sống hoang dã trên đất liền cũng như dưới biển. Và đó cũng chính là những hành động có trách nhiệm.


“Thực ra lâu nay, loại hình du lịch có trách nhiệm đã được các nhà hoạch định chính sách đến các DN du lịch lồng ghép trong các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, làng quê… nhằm bảo tồn tài nguyên, kéo cộng đồng vào cùng tham gia và hưởng lợi. Ngoài việc tổ chức các tour, tuyến gắn thiên nhiên, khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân và du khách, Đà Nẵng đang có những bước đi mới hơn, đó là việc xây dựng các điểm bán hàng, các loại hình dịch vụ hay việc chung tay chống chèo kéo du khách… nhằm thể hiện trách nhiệm với môi trường”, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cho biết. Còn với anh Trần Xuân Mới, Tổng quản lý khách sạn Eden Đà Nẵng&Spa, cho rằng: Du lịch trách nhiệm không phải là một sản phẩm cụ thể nào cả, mà là người làm du lịch, đi du lịch và hưởng lợi từ du lịch phải thể hiện được trách nhiệm của mình với môi trường, cộng đồng và xã hội. Chúng tôi đưa ra các phần mềm quản lý năng lượng, quản lý rác thải… vào trong việc quản lý khách sạn nhằm giúp các nhân viên, thậm chí khách du lịch khi lưu trú tại khách sạn, có trách nhiệm hơn với môi trường và xây dựng ý thức tiết kiệm ngay trong chính bản thân du khách”.


Phát triển du lịch theo chiều sâu, đi vào chất lượng và hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và chính họ trực tiếp hưởng lợi từ những hoạt động du lịch đó, chính là mục tiêu mà thành phố Đà Nẵng đang hướng đến. Không những thế, chính du khách khi tham gia vào các tour du lịch trách nhiệm sẽ có những trải nghiệm thú vị khi có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, xã hội và môi trường bản địa, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và cộng đồng. “Chung quy lại, du lịch có trách nhiệm nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch bằng cách xây dựng, phát triển các hoạt động bền vững, thực hiện các tiêu chí của du lịch có trách nhiệm. Khi thực hiện được những sản phẩm du lịch phù hợp sẽ thu hút khách nước ngoài, tạo nhiều cơ hội cho dân địa phương hưởng lợi từ du lịch”, chuyên gia Kai Partale cho biết thêm./.


Nguồn: dacotours.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 25-12-2012, 12:03 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

(SGGP).- Trường Viễn Đông Bác cổ (Pháp), Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á vừa phối hợp Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng chính thức công bố cuốn sách “Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng”.


Trước nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện bộ sưu tập văn bia của Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng mà chỉ rải rác một vài bản dịch tài liệu chuyên môn. Lần này, việc ra đời cuốn sách “Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng” của nhóm chuyên gia Pháp thì bộ sưu tập văn bia này đã được khảo cứu tường tận. Đây là tập sách, công trình nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến nay về văn bia tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng.
NG. KHÔI


Nguồn: sggp.org.vn
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 25-12-2012, 12:23 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định Thung Nai - “vịnh Hạ Long” trên sông chảy ngược

Nhiều người ví Thung Nai như một vịnh Hạ Long trong lòng hồ sông Đà. Nước xanh, trời xanh với những quả đồi nhấp nhô, những hòn núi ẩn hiện, với những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường, với hình thức đi lại duy nhất bằng thuyền. Xứ sở yên bình này là một địa danh du lịch rẻ tiền, nhưng khá hấp dẫn.



Khi ngăn dòng làm thủy điện Hòa Bình, nước sông Đà dâng ngập các thung lũng, cô lập những quả đồi thành hòn đảo nhỏ, làm những ngọn núi ngỡ như mọc lên giữa biển khơi. Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà, thuộc huyện Cao Phong, Hòa Bình; nằm cách trung tâm TP.Hòa Bình khoảng 25km và cách Hà Nội khoảng 110km. Đường đi khá thuận tiện, nên dù đi ôtô hay xe máy cũng rất dễ dàng.


Xưa kia tại thung lũng này, nai cứ về hàng bầy, đến ven hồ ngẩn ngơ uống nước. Vì vậy, cái tên Thung Nai đã ra đời như muốn nói ai cũng phải ngây đi trước vẻ đẹp của non nước nơi đây.


Từ cảng Bình Thanh, du khách sẽ men theo lòng hồ sông Đà uốn lượn, quanh co. Khi đến bến Thung Nai, du khách sẽ được lên thuyền máy du ngoạn. Đi trên lòng hồ Thung Nai, du khách sẽ đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Lúc tưởng như sẽ tạt vào hòn đảo này, nhưng kỳ thực lại hướng đến hòn đảo phía sau. Khung cảnh cứ như mở ra bất tận mãi mãi cho đến khi nào du khách muốn dừng chân vào một điểm nào đó.


Chưa từng thấy nơi nào mặt nước lại xanh như ở Thung Nai. Nhất là khi đi vào những hòn đảo vắng. Mặt nước đặc quánh cái màu xanh ngọc bích, bầu trời lại màu xanh dương cao vợi, cây cối trên đảo lại một màu xanh thẳm. Nhìn xuống mặt nước sẽ bị choáng váng trước cái màu xanh tuyệt nhiên không vẩn đục đó.


Nhà nghỉ “Cối Xay Gió” gây ấn tượng đầu tiên với hình ảnh một chiếc cối xay gió nằm lưng chừng bên lòng hồ. Khi có gió mạnh, chiếc cánh cứ chầm chậm quay. Tại nhà nghỉ này, du khách sẽ có những giây phút nghỉ ngơi an lành, nhiều niềm vui. Ban ngày, có những cuộc du thuyền trên sóng nước. Lúc đêm về, có thể buông cần, thả lưới, nhâm nhi rượu trắng với cá nướng. Lại có thể cùng người thương tình tự trên cối xay gió, ngắm màn đêm mênh mông, huyền ảo trên hồ.


Để rồi khi sáng mai thức dậy sẽ được ngắm cảnh mặt trời lên, loanh quanh trên những bè gỗ, thuyền thúng, thuyền máy, xem hình thức chợ nổi tấp nập trên lòng hồ. Sau đó, lại hướng thuyền thẳng tiến suối Thác Bờ. Ở suối Thác Bờ, du khách có thể tự bắt cua đá, ốc suối. Nếu bạn là người tò mò khám phá, rất có thể tự mình tìm thấy những con cá chiên nhỏ - loại cá sống ở nơi có nước chảy dốc, có thể nặng tới 40 -50kg khi trưởng thành, có thịt săn và thơm.


Rời điểm này, chúng ta cũng có thể ghé thăm đền Bà chúa Thác Bờ, thăm động Thác Bờ, đảo Ngòi Hoa hay phiêu lưu, mạo hiểm trên hòn đảo phong lan.


Cũng khi đến với Thung Nai thơ mộng này, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn từ gió nước sông Đà. Đó là con cá, con tôm tươi sống hay món cá ngạch nướng dai dai, mặn mặn, nhai lâu thì rất bùi.


Ấn tượng lớn nhất mà Thung Nai để lại cho du khách chắc chắn sẽ là cảm giác thả hồn trên lòng hồ mênh mông, thư thái ngắm phong cảnh. Và nhất là cái thứ màu xanh của nước mà như nhà văn tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã miêu tả dòng “Đà giang độc bắc lưu” này - màu xanh ngọc bích.


Phan Dương


Nguồn: dacotours.com
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 25-12-2012, 12:32 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nếu Đà Lạt và Ninh Thuận nổi tiếng với đặc sản rượu nho thì xứ đảo Phú Quốc hấp dẫn khách du lịch bởi một loại rượu rất đặc biệt mà cả Tây Nam Bộ, chỉ nơi đây mới có. Loại rượu này có hương vị đặc biệt thơm ngon không kém một thứ rượu ngoại nào. Đó là rượu sim được làm từ trái sim chín.



Ở đồng bằng sông Cửu Long, chỉ duy nhất đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang là có cây sim. Rừng sim Phú Quốc nhiều vô kể, đi đâu cũng gặp, nhiều nhất là ở các khu rừng phòng hộ Hàm Ninh, Dương Tơ, Cửa Dương.


Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là hồng sim.


Hầu như sim ra hoa và có trái quanh năm, nhưng theo những người chế biến cho biết, thì vụ sim vào tiết xuân cho trái có chất lượng tốt nhất, có nhiều mật ngọt và là nguyên liệu tốt nhất để làm ra thứ rượu sim có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.


Rượu sim có màu vàng trong suốt rất đẹp, có mùi thơm đặc trưng của trái sim rừng, khi uống có vị ngọt thanh pha lẫn vị chát. Rượu sim giúp cho việc tiêu hóa thức ăn, trị được các chứng nhức mỏi ở những người lớn tuổi.


Giờ đây cùng với nấm tràm, gỏi cá trích, nước mắm, rượu sim Phú Quốc đã trở thành một sản vật đặc biệt mà khách du lịch gần xa đến đây đều muốn thưởng thức và mang về làm quà cho người thân.


Nguồn: dacotours.com
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 25-12-2012, 12:39 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định

(Dacotours.com) - Khí hậu ở Paksong giống như Đà Lạt ở Việt Nam, phát âm đúng tiếng của người bản xứ là “Pak xòn”. Đêm ở Pak Xòn quá lạnh, dù vừa vượt quãng đường xa gần 600 km từ TP.HCM sang đây, nhưng tôi và anh bạn nhạc sĩ Quang Lộc không ngủ được, bèn trở ra xe lấy chai rượu trắng đặc sản của Lào và bọc xoài mà anh bạn ở Suối Đá tặng, mang vào ngồi bên nhau mượn chút men say để ấm lòng cho dễ ngủ…



Một người Hà Lan ở quán cà phê


Buổi sáng sớm trời Paksong vẫn còn hơi sương, nhìn cảnh vật chung quanh đẹp và thơ mộng vô cùng. Căn nhà chúng tôi tạm nghỉ nằm giữa một vùng đất đỏ bằng phẳng, chung quanh được bao bọc bởi những dãy núi. Phía xa xa sau nhà là những cánh đồng cà phê mới trồng. Mặt trời nhô lên, những tia nắng xuyên qua màn sương ánh lên những màu sắc lung linh và hơi ấm thật thú vị. Chúng tôi ra xe đến quán Mr Coffee để uống cà phê.


Mr Coffee thật ra là cách gọi của anh bạn tôi (ở Lào lâu nay) đối với ông chủ quán. Anh ta là người Hà Lan dáng cao ráo, mảnh khảnh nhưng lanh lợi và lịch thiệp. Không hiểu quen biết thế nào và nơi đâu, anh ta đã lấy một cô vợ người Lào trẻ trung hiền dịu và về định cư ở nơi đây, mở một quán cà phê nho nhỏ để sinh sống. Trước quán, anh treo cái bảng Coffee nhỏ, căn nhà có mái che lụp xụp nhưng anh trang trí những chiếc bàn và bánh xe bò bằng gỗ trông có vẻ nông thôn chân chất. Anh tự rang cà phê và pha chế tại chỗ phục vụ khách, hương vị cà phê đặc trưng của Paksong vì Paksong xem như thủ đô cà phê của đất nước Lào. Đặc biệt, các tour du lịch khách nước ngoài đều ghé quán anh để trao đổi và nhờ anh hướng dẫn vì anh rất rành địa bàn và thông thạo tiếng Anh. Tôi nhìn vào cái bảng nhỏ bằng giấy cứng anh viết giới thiệu những địa điểm du lịch, giá cả cà phê và một câu trên đầu bảng bằng tiếng Anh: “Hướng dẫn du lịch 14 USD/ giờ”. Thật vậy, anh vừa là chủ quán kiêm rang cà phê, pha chế cũng như chạy bàn. Nếu có yêu cầu của khách hướng dẫn du lịch thì anh giao quán lại cho vợ và lên đường ngay tức khắc.


Thác Tad Fane


Anh châm thêm cà phê cho tôi và mang thêm một hũ đường, tôi hỏi anh có đường trắng không. Anh bảo ở Lào chỉ dùng đường vàng của Thái Lan vì người ta cho rằng nó sạch và không dùng hóa chất tẩy. Anh bạn tôi ngẫm nghĩ và nói riêng với tôi: Một người Châu Âu chọn nơi làng quê nhỏ hẻo lánh nầy sinh sống thì cũng là điều đáng nói và suy ngẫm… Còn tôi thì cho rằng: Khi tình yêu lên tiếng thì không có bất cứ một vách ngăn, rào cản nào làm cho con người chùn bước. Tình yêu làm con người gần gũi và yêu thương nhau hơn. Anh ta đầy đủ kiến thức và từ bỏ vùng trời châu Âu văn minh để đến sống ở một miền quê với không khí trong lành, với rừng núi và đất trời xanh biếc hoang sơ và hoang dã. Anh ta chỉ cần sống với người mình yêu, con thơ và làm những công việc bình thường như mọi người để nuôi dưỡng tình yêu thương đó. Nghĩ cho tận cùng thì con người làm việc cật lực kiếm tiền để thỏa mãn một vài yêu cầu trong cuộc sống Nhưng đích đến tận cùng của nó cũng là bảo vệ và nuôi dưỡng những tình cảm, những hạt giống yêu thương tốt đẹp, cao quý và dâng hiến cho đời ...


Bên bàn trong, những cô, cậu, ông tây, bà đầm, mỗi người một máy laptop đang mở Internet tìm kiếm thông tin vừa trao đổi xôn xao, chuyện thời sự thế giới, các nền văn minh văn hóa, nơi sẽ đến và nơi sẽ đi. Bạn có thể đến đây trao đổi bằng tiếng Anh thoải mái.


Sau buổi cơm trưa ở một nhà hàng nhỏ bên đường, ông bạn của chúng tôi bận một số việc riêng nên tôi và nhạc sĩ Quang Lộc mượn một chiếc xe gắn máy để dễ len lỏi vào các đường quê và đi thăm viếng một số thắng cảnh ở Paksong.


Một nông dân Lào bên thác nước Tad Champee


Tad Champee là một thác nước còn khá hoang dã, đường đất đỏ chạy vào khoảng 3 km, hai bên đường người dân trồng cà phê. Nhìn những gốc cà phê to cằn cỗi đủ biết nơi đây có truyền thống trồng cà phê lâu đời. Dường như người dân không sử dụng phân hóa học và cách chăm sóc đơn sơ nặng về thủ công, cũng không hề sử dụng thuốc diệt cỏ. Chính vì thế, mặc dù năng suất thấp nhưng hương vị cà phê ở Paksong rất được các nước và người châu Âu ưa thích. Khu Tad Champee chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng nên đường vào hơi khó khăn nhưng cảnh trí khá lý tưởng cho khai thác du lịch.Tôi và Quang Lộc lội bộ một vòng men theo bờ vực của dòng suối và leo dốc khá mệt, nhưng bù lại cảnh vật đẹp, không khí trong lành, nghe dòng nước đổ thú vị và tâm hồn bay bổng nhẹ nhàng.


Mr. Coffee người Hà Lan (thứ hai từ phải sang)


Ở Tad Champee, tôi làm quen với một nông dân và anh cũng là người giữ xe cho chúng tôi vào thăm suối nước. Trông anh vạm vỡ nhưng hiền lành, chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tất cả khả năng có được, nửa tiếng Anh, nửa tiếng Việt, chen lẫn tiếng Lào kể cả ra dấu và vẽ trên mặt đất. Nhờ vậy mà anh chỉ đường cho chúng tôi đến Tad Fane Waterfall. Qua những câu chuyện ngắn gọn, tôi phát hiện thêm được nhiều điều thú vị về người Lào. Xin kể một chuyện nhỏ cho các bạn nghe và các bạn có quyền nhận định đánh giá theo cảm nghĩ riêng của mình.


Tôi hỏi:


- Anh có trồng trọt gì không?


- Cà phê và bắp.


- Bắp anh trồng diện tích được bao nhiêu?


- 2 hecta


- Anh thu hoạch bắp được bao nhiêu một hecta?


- 1 tấn/ hecta, 2 hecta được 2 tấn.


- Tôi có thể chỉ giúp anh vài kỹ thuật canh tác sẽ đạt được trên 2 tấn/ hecta.


- Vậy thì tôi làm một hecta thôi.


Khi tôi kể câu chuyện này cho các bạn nghe, có anh bình phẩm cho là làm biếng. Có người cho rằng do ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, chỉ làm đủ ăn thôi không tham lam. Riêng tôi nghĩ, nếu tất cả mọi người đều có suy nghĩ như anh chàng nông dân trên thì thế giới sẽ sống trong hòa bình an lạc. Làm sao có chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược, làm sao có tư bản tích tụ đất đai. Xin cảm ơn anh nông dân chất phác ở Tad Champee đã cho tôi hiểu thêm những điều đơn sơ nhưng vô cùng thú vị.


Theo sự hướng dẫn của anh (dùng ngón tay vẽ sơ đồ trên đất) nên tôi và Quang Lộc dễ dàng tìm đến Tad Fane. Có đến Tad Fane Waterfall mới thấy sự hùng vĩ của trời đất núi rừng và thác đổ. Tad Fane nằm trên cao nguyên Boloven có độ cao khoảng trên một ngàn mét so với mặt biển. Tad Fane Waterfall là một địa điểm du lịch sinh thái thật lý tưởng. Từ một điểm nhìn được toàn cảnh vùng cao nguyên núi rừng trùng điệp bao phủ màu xanh bởi lá cây rừng dày đặc, hai dòng nước trắng xóa từ độ cao khoảng hai trăm mét đổ xuống vực thẳm pha một chút màn sương và tia nắng mặt trời lấp lánh, bạn sẽ cảm thấy lòng mình lâng lâng choáng ngợp với vẻ đẹp thiên nhiên diệu kỳ và đầy quyến rũ. Bạn hít thở không khí trong lành, nhìn về phía xa xa và thấy lòng mình mở rộng nhẹ nhàng thanh thản hòa nhập với thiên nhiên một cách dịu dàng và thánh thiện. Không dễ gì trong đời chúng ta có được những cảm giác như thế…


Tôi và Quang Lộc nhìn thác nước đổ no mắt nhưng vẫn cảm thấy chưa vừa nên lên ngôi nhà sàn là nhà hàng gọi hai ly cà phê ngồi nhìn về phía núi, rừng, trời mây. Thác nước đổ thành hai vệt trắng xóa bất kể thời gian, không gian và bóng chiều nhẹ nhàng rơi xuống thấp…Thật là những giây phút tuyệt diệu.


Ở Paksong còn nhiều địa điểm có suối và thác nước rất đẹp giữa núi rừng cao nguyên còn mang những nét nguyên sinh đầy quyến rũ, có thể phát triển du lịch thật lý tưởng. Ở miền Nam Việt Nam có Đà Lạt xinh đẹp mộng mơ đầy lãng mạn, khí hậu ôn hòa thì Paksong cũng như Đà Lạt của đất nước Lào. Vấn đề là xây dựng và phát triển những lợi thế và tiềm năng có sẵn.


Nguyễn Quốc Nam


Nguồn: dacotours.com
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 25-12-2012, 12:48 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Dacotours.com - Festival hoa Đà Lạt lần thứ tư vừa kết thúc. Sau bốn lần tổ chức, ấn tượng tốt đẹp nào, giá trị văn hóa, nghệ thuật gì của một lễ hội riêng có của phố núi – vốn được xác lập là lễ hội quốc gia – sẽ còn lưu lại trong trí nhớ của du khách thì có lẽ chỉ tâm hồn từng du khách mới cảm nhận và trả lời chuẩn xác nhất, là đáp số. Chỉ riêng hoa Đà Lạt – dù thế nào – thì vẫn luôn là sứ giả của xứ du lịch Đà Lạt.



Khu trung tâm phố núi đang ở những ngày ăn nên làm ra, cho những hộ dân sống bằng nghề dịch vụ. Nhưng cũng chính những ngày này, ai có dịp ngược ra vùng ngoại ô, tiếp xúc với từng người nông dân, sẽ nghe những tâm tư của họ, trong đó có sự thẳng thắn rằng số đông họ gần như “ngoại cuộc” với không khí lợi ích cụ thể từ festival hoa kia. Thậm chí nhiều người nói rằng cái họ cần là sức mạnh của nền trồng hoa, là về nguồn giống tốt, giống mới lấy từ đâu cho hợp pháp chứ không xài “chui”, nhặt nhạnh từ các công ty trồng hoa nước ngoài; nhu cầu luôn có người chỉ cho họ biết về kỹ thuật tiên tiến; cần trang bị khả năng để hoa của họ có thể cạnh tranh với hoa các quốc gia khác... Sự thật thì lâu nay nền trồng hoa ở Đà Lạt lớn mạnh phần nhiều nhờ vào nỗ lực tự thân của nông dân và chính họ học hỏi từ các công ty trồng hoa nước ngoài, như giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, Phạm Văn Án, thừa nhận.


Bốn kỳ festival hoa là bốn kỳ truyền hình trực tiếp lễ khai mạc trên đài truyền hình quốc gia, nghĩa là bốn kỳ quan chức chính quyền Đà Lạt – Lâm Đồng xuất hiện trên tivi trong trọng trách của mình. Bốn kỳ festival là bốn kỳ đều có chương trình “ăn theo” là tổ chức về phát triển nghề hoa ở địa phương này. Lật kỷ yếu của bốn kỳ đó ra, ta nhận ra món nợ về một cái chợ đấu xảo hoa cho nông dân để hoa họ trồng ra không còn bị thương lái ép giá, để không còn cái cảnh của nền nông nghiệp tự lo, tự phát, cho thứ sản phẩm luôn mong manh “sáng thu, trưa héo, chiều đổ đi” và để nền trồng hoa ở xứ “trời đãi”, dễ trồng hoa nhất nước này ngang bằng với các nước. Sự tha thiết đó được đưa ra không chỉ các hội thảo về hoa mà gần như trên mọi diễn đàn liên quan đến hoa đều nghe thấy. Việc triển khai dự án xây dựng trung tâm thương mại và đấu giá hoa Đà Lạt trên diện tích 10ha ngay trong năm 2011 cũng đã được chính quyền tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, nhưng xem ra mọi việc vẫn đang dẫm chân tại chỗ.


Đó là chưa nói giờ đây ở Đà Lạt không khó để nhận ra những vị trí đẹp, “đất vàng”, đất có nguồn nước tưới đảm bảo, sinh thái còn đảm bảo... luôn thuộc về các dự án xây dựng khách sạn, biệt thự... Tiền ngân sách hàng năm đổ vào nhiều công trình khác, nhưng cái cần kíp để cứu ngay nông dân trồng hoa là một trung tâm đấu xảo hoa như ở Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc... thì còn mãi đong đưa. Chủ tịch hiệp hội Hoa Đà Lạt Trần Huy Đường từng bảo: ông thấu rõ nông dân Đà Lạt khát cháy một trung tâm đấu xảo hoa – biểu thị của một nền nông nghiệp hàng hóa chuyên nghiệp và mang lại sự công bằng trong thị trường hoa cho nông dân.


Đà Lạt đã bội thực dự án resort (235 dự án) với hàng vạn biệt thự cùng khách sạn sẽ ra đời để gộp vào hệ thống 700 khách sạn, nhà nghỉ hiện hữu. Dự án resort đã và đang bủa vây các vùng núi đồi, thung lũng trồng hoa. Cùng với đó, các làng trồng hoa ngày càng teo tóp vì cơn lốc địa ốc, phân lô đô thị... Người ta sẽ không còn tìm thấy nữa làng hoa sau trường Lyceé Yersin xưa, làng rau – hoa bên trên hồ Đội Có, làng rau – hoa ấp Hồng Lạc, làng hoa quanh hồ Vạn Kiếp, làng rau – hoa hai bên trục đường Nguyễn Công Trứ... Làng trồng hoa hồng Vạn Thành lừng danh nhiều lần bị lăm le quy hoạch thành đô thị. Làng trồng hoa ở khu Đất Mới, rồi làng hoa cận hồ Chiến Thắng... cũng đang rục rịch “gả” cho các dự án du lịch. Ngay cả làng hoa đầu tiên trong lịch sử ngành trồng hoa là Hà Đông cũng đang mất dần vì nhà cửa mọc lên ồ ạt. Đô thị đang nuốt dần những làng trồng hoa và chính việc không sốt sắng trong triển khai quy hoạch chi tiết trong tổng thể quy hoạch chung về Đà Lạt của nhiều cấp, nhiều ngành tại địa phương đã góp phần “giúp” các làng trồng hoa tại đây trở thành hình ảnh của quá khứ...


Còn một sự thật nữa đang diễn ra là nhiều nông dân Đà Lạt gần đây phải tìm vào Lạc Dương, xuống Đơn Dương, Đức Trọng... để thuê đất trồng hoa, thường là với giá cao ngất ngưởng. “Giá” của hoa mà! Chính quyền có thể chưa nhận ra điều này, nhưng “đời sống trồng hoa” ở Đà Lạt đang chảy theo những ngóc ngách bươn chải trắc trở như vậy.


Trở lại với các kỳ lễ hội – festival hoa. Không khó để nhận ra phần hoa chính yếu tham dự bữa tiệc festival là hoa của các “đại gia” mới trồng hoa, của những doanh nghiệp lớn, bề thế và của công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Đà Lạt chứ không phải của những nông dân gắn bó với nghề trồng hoa lâu đời ở xứ được mệnh danh là xứ ngàn hoa này. Không đắng lòng sao khi tiếng thơm của hoa ở xứ ngàn hoa được gầy dựng không phải một sớm một chiều, và người tạo ra tiếng thơm ấy – nguồn dinh dưỡng quan trọng thu hút du khách tìm đến thành phố trong sương – không ai khác chính là những nông dân một nắng hai sương kia, lại không được góp mặt xứng đáng trong chính lễ hội tôn vinh nghề nghiệp của chính mình?


Dù là trung tâm du lịch, nhưng cho đến giờ nông dân vẫn là thành phần chủ yếu của Đà Lạt. Không còn đất cho hoa thì còn đâu xứ sở trồng hoa, nghề trồng hoa và đương nhiên, không thể còn xứ sở ngàn hoa – niềm tự hào không của riêng người Đà Lạt.


Đã qua bốn kỳ lễ hội hoa, không còn sớm để đặt ra câu hỏi đầy nỗi niềm: tổ chức lễ hội – festival hoa là vì ai, vì du khách, ngành du lịch với hệ thống các khách sạn, resort dày đặc và đủ thứ dịch vụ hay cho nền trồng hoa, người nông dân trồng hoa? Có lẽ sẽ rất khó chấp nhận khi hết lần này đến lần khác, mỗi khi tới kỳ khai mạc lễ hội hoa, chúng ta lại hô hào, nào là sau festival nông dân sẽ được lợi ích nhờ sự lan tỏa của lễ hội, nào là hiệu quả sau fesival hoa từ từ sẽ đến với người nông dân quanh năm (và bao đời) kiếm cơm bằng nghề trồng hoa.


Từ từ là đến chừng nào nữa khi sau bốn kỳ lễ hội, những nỗi niềm của nông dân trồng hoa Đà Lạt gần như vẫn còn nguyên?


Nguồn: dacotours.com
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 26-12-2012, 11:36 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định Khách du lịch đường biển quốc tế đến Đà Nẵng tiếp tục tăng mạnh

Sáng 26/12, tàu du lịch biển Volendam (quốc tịch Hà Lan) đã cập cảng Đà Nẵng, đưa 1.440 du khách Nga, Úc, Anh, Đức, Mỹ... tham quan các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hoá trên địa bàn




Đà Nẵng "hút" khách du lịch biển quốc tế dù kinh tế sa sút




[IMG]/Uploaded/haichau/2012_12_26/2.jpg[/IMG]

Du khách tàu du lịch biển Volendam đến Đà Nẵng ngày 26/12 - Ảnh: HC
Phần lớn các du khách chọn tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, trung tâm khu vực TP Đà Nẵng... và mua sắm tại chợ Hàn, tranh thêu XQ... Ngoài ra, các du khách cũng tham quan các điểm đến nổi tiếng ở lân cận như du lich Hoi An, khu di tích Mỹ Sơn, cố đô Huế... Công tác đón tiếp khách được Công ty Destination Asia Việt Nam và Sở VH-TT-DL Đà Nẵng tổ chức rất chu đáo.


Đây là chuyến tàu du lịch biển thứ 56 và là chuyến tàu du lịch biển cuối cùng cập cảng Đà Nẵng trong năm 2012. Theo thống kê của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, trong năm này đã có tổng cộng gần 55.000 lượt khách du lịch quốc tế đến TP này bằng đường biển, tăng 13 chuyến và tăng đến 91,16% về lượng khách so với năm 2011.


Theo kế hoạch, trong quý 1/2013, Đà Nẵng sẽ đón 48 chuyến tàu du lịch biển với khoảng 40.000 lượt khách, tăng 19% so với quý 1/2012. Riêng trong tháng 1/2013 sẽ có 16 chuyến tàu du lịch biển quốc tế cập cảng Đà Nẵng với hơn 16.000 lượt khách. Đặc biệt, trong ngày 30/1/2013, Đà Nẵng sẽ đón liên tiếp 3 tàu với hơn 3.000 khách.


Đây là những tín hiệu vui cho thấy năm 2013 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm thành công đối với ngành du lich Da Nang trong việc thu hút khách du lịch đường biển quốc tế. Điều đó cũng khẳng định với môi trường du lịch an toàn, thân thiện, dịch vụ chất lượng, chi phí rẻ, TP này vẫn nằm trong sự lựa chọn của đông đảo du khách quốc tế dù họ phải thắt chặt chi tiêu ở thời buổi kinh tế khó khăn.
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 26-12-2012, 11:46 PM
lemon10aug lemon10aug đang online
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 30

Mặc định Tái diễn nạn "cò" đeo bám du khách

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sáng 26.12, tàu du lịch biển Volendam của hãng Holland American Lines cập cảng Tiên Sa, TP.Đà Nẵng mang theo 1.440 du khách quốc tế.
Sau khi hoàn tất thủ tục lên bờ, các du khách được đưa về khu vực Quảng trường Nhà hát Trưng Vương để lựa chọn các tour tham quan ngắn trong ngày trước khi trở lại tàu vào chiều cùng này để tiếp tục chuyến hải trình.








Tuy nhiên, nạn đeo bám du khách vẫn tiếp tục tái diễn mặc cho Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn một ki-ốt phục vụ, hướng dẫn khách tham quan ngay tại nơi đón đoàn là Quảng trường Nhà hát Trưng Vương.


Bên cạnh đó, đội taxi cũng đậu đỗ gọn gàng, phía đối diện là đội xích lô du lịch xếp hàng cũng sẵn sàng phục vụ khách.


Theo quy định, chỉ khi khách có yêu cầu thì đội taxi và xích lô du lịch được bố trí tại đây mới được phục vụ, tuyệt đối không được chào mời cũng như chèo kéo du khách quốc tế.








Khu vực rìa Quảng trường Nhà hát Trưng Vương cũng cắm biển “Dành riêng cho khách du lịch tàu biển”, trong khi Đội Quy tắc đô thị, Tổ chuyên trách trật tự du lich Da Nang cùng lực lượng Cảnh sát Trật tự túc trực, canh gác, không cho người ngoài vào.


Tuy nhiên, khi du khách nước ngoài vừa đi bộ ra khỏi “vùng an toàn” là Quảng trường Nhà hát Trưng Vương để dạo phố, mua sắm thì lập tức đội quân "cò" chờ sẵn bên ngoài áp sát và đeo bám.


Trong nhóm này ngoài thành phần cò xe du lịch, cò xích lô còn có một số tài xế mang đồng phục Mai Linh, Vinasun, Tiên Sa lẽo đẽo theo sau rất lì lợm.


Bị lực lượng Cảnh sát Trật tự nhắc nhở, các đối tượng này tránh ra được một đoạn, chờ lực lượng cảnh sát quay đi liền tiếp tục bám theo.








Ông Lê Anh - Chủ tịch UBND Q.Hải Châu, thừa nhận địa phương cũng đang gặp khó trong việc xử lý dứt điểm tình trạng cò kéo, đeo bám mỗi khi có số lượng lớn du khách tàu biển đổ về Q.Hải Châu.


Theo ông Lê Anh, lực lượng tập trung tại Quảng trường Nhà hát Trưng Vương và lân cận như tuyến đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương và Phan Châu Trinh rất đông nhưng thực tế là làm chưa tốt ở khu vực bên ngoài, do đó khiến du khách vẫn bị "cò" đeo bám.


Sắp đến, ông Lê Anh cho biết sẽ cùng với Công an Q.Hải Châu và Công an P.Hải Châu 1 nắm danh sách các đối tượng "cò" thường xuyên xuất hiện tại khu vực nói trên để có biện pháp xử lý.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:06 PM
Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Liên hệ - Chợ thông tin Bất động sản Việt Nam - Lưu Trữ - Lên trên